Hàng năm, Giáo hội mừng kính trọng thể Lễ Bổn Mạng Thánh Giuse với tước hiệu là Thánh Giuse, Bạn trăm năm Đức Trinh Nữ Maria vào ngày 19/03. Ngày lễ này có từ thời Đức Thánh Cha Pio IX, người đã công bố Thánh Giu-se là quan thầy của Giáo hội hoàn vũ vào ngày 08/12/1870 trong văn kiện Quemadmodum Deus
Lễ Thánh Giuse Công Nhân (hay còn gọi là Lễ Thánh Giuse thợ) được Giáo hội mừng kính vào ngày 01/05. Ngày lễ này được đặt ra bởi Đức Thánh Cha Pio XII vào năm 1955, 85 năm sau ngày Giáo hội hoàn vũ nhận Thánh Giu-se là quan thầy.
Đặc biệt, Giáo hội còn dành cả tháng 03 để kính Thánh Giuse.
Giáo hội Việt Nam nhận Thánh Cả Giuse là quan thầy, đầu tiên là cho địa phận Đàng Ngoài (năm 1673), rồi cả Đàng Trong (năm 1678). Tới năm 1997, Hội đồng Giám Mục Việt Nam xác nhận Thánh Cả Giuse là quan thầy đệ nhất của Giáo hội Việt Nam, cùng với quan thầy đệ nhị là Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. (Nguồn GP Cần Thơ).
Hơn thế nữa, vào năm 1870, Đức Giáo hoàng Piô IX đã công bố Thánh Giuse là quan thầy của Giáo hội hoàn vũ. Ngài cũng là bổn mạng của nhiều quốc gia, dòng tu, như Dòng Tên, hay của rất nhiều tín hữu.
Trong Tông thư Patris Corde nhân dịp mừng 150 năm Lễ Bổn Mạng Thánh Giuse quan thầy của Giáo hội, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã suy niệm về 7 nhân đức của Thánh Cả Giuse như sau:
Sự vĩ đại của Thánh Cả Giuse ở chỗ ngài là bạn trăm năm của Đức Maria và là cha của Chúa Giêsu. Như thế, theo lời Thánh Gioan Kim khẩu, Thánh Giuse đã tự đặt mình “phục vụ toàn bộ kế hoạch cứu rỗi”.
Vì vai trò của ngài trong lịch sử cứu độ, Thánh nhân luôn được các Kitô hữu tôn kính là cha. Sách kinh nào cũng có những kinh cầu nguyện với Thánh Cả Giuse. Có những kinh đặc biệt cầu cùng Thánh nhân vào các ngày thứ Tư và nhất là trong tháng Ba, theo truyền thống được dành để kính Ngài.
Lòng tín thác của con cái vào Thánh Cả Giuse được thể hiện trong câu “Hãy đến cùng Giuse”.
Thánh Cả Giuse đã chứng kiến Chúa Giêsu lớn lên từng ngày “về khôn ngoan, vóc dạng và ân sủng, trước mặt Thiên Chúa và trước mặt người ta” (Lc 2,52).
Nơi Thánh nhân, Chúa Giêsu đã nhìn thấy tình yêu dịu dàng của Thiên Chúa: “Như người cha yêu thương con cái mình, Chúa xót thương những ai kính sợ Người” (Tv 103, 13).
Ngày 19/03 hàng năm, Giáo hội mừng kính trọng thể Lễ Bổn Mạng Thánh Giuse với tước hiệu là Thánh Giuse, Bạn trăm năm Đức Trinh Nữ Maria vào .
Lễ Thánh Giuse Công Nhân (hay còn gọi là Lễ Thánh Giuse thợ) được Giáo hội mừng kính vào ngày 01/05.
Đặc biệt, Giáo hội còn dành cả tháng 03 để kính Thánh Cả Giuse.
Theo Thánh Kinh thì Giuse thuộc hoàng tộc Đavít. Nguyên quán tại Bêlem, nhưng sinh sống và làm nghề thợ mộc tại Nazaerth (x.Lc 2,4). Ngài kết hôn với Maria, con ông GioaKim và bà Anna.
Ngày 1/5 Giáo Hội mừng lễ Thánh Giuse Công nhân. Sở dĩ có thánh lễ này là vì Giáo Hội muốn cho chúng ta ý thức lại để biết quý trọng việc làm đem lại phẩm giá mà Thánh nhân là vị bổn mạng mẫu mực.
Mỗi lần tha thiết kêu cầu Thánh danh cực trọng “Giêsu – Maria – Giuse”, chúng ta nâng tâm hồn lên cùng Đức Giêsu là “Thiên Chúa cứu độ”, con của Đức Maria – Đấng luôn được Chúa yêu quý, cùng với Thánh cả Giuse – Đấng luôn được Thiên Chúa ban gia tăng muôn ngàn ơn phúc. (TGP Sài Gòn)
Tên Thánh Giuse trong tiếng Anh là Saint Joseph.
Như đã thực hiện nơi Đức Maria, Thiên Chúa cũng mạc khải kế hoạch cứu độ của Ngài cho Thánh Cả Giuse. Thiên Chúa đã làm như vậy bằng cách dùng những giấc mơ
Trong giấc mơ đầu tiên, một sứ thần giúp ngài giải quyết tình huống khó xử nghiêm trọng: “Đừng ngại nhận Maria làm vợ, vì đứa trẻ được thụ thai trong lòng bà là do Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh một con trai, và ông sẽ đặt tên là Giêsu, vì Người sẽ cứu dân Người khỏi tội” (Mt 1,20-21). Thánh nhân đáp lại ngay: “Khi Giuse vừa thức giấc, ông đã làm theo lời sứ thần Chúa truyền” (Mt 1,24).
Trong giấc mơ thứ hai, sứ thần bảo Thánh Giuse: “Hãy trỗi dậy, đem Hài nhi và mẹ Người trốn sang Ai Cập, và cứ ở đó cho đến khi ta nói lại; vì Hêrôđê sắp lùng bắt Hài nhi để giết đi” (Mt 2,13). Thánh Giuse đã không ngần ngại vâng lời, bất kể khó khăn gian khổ: “Ngài trỗi dậy trong đêm, đưa Hài nhi và mẹ Người đi Ai Cập, và ở đó cho đến khi Hêrôđê qua đời” (Mt 2,14-15).
Ở Ai Cập, Thánh Giuse kiên nhẫn chờ sứ thần báo tin có thể trở về nhà an toàn. Trong giấc mơ thứ ba, sứ thần cho ngài biết những kẻ tìm giết Hài nhi đã chết và truyền cho ngài trỗi dậy, đem Hài nhi và mẹ Người trở về đất Israel (x. Mt 2,19-20). Một lần nữa, Thánh Giuse lại mau mắn vâng lời. “Ông trỗi dậy, đưa Hài nhi và mẹ trở về đất Israel” (Mt 2,21).
Trên đường trở về, “khi Giuse nghe tin Archelaô lên làm vua xứ Giuđê thay cho cha mình là Hêrôđê, thì ông sợ không dám về đó. Được cảnh báo trong giấc mơ” – đây là lần thứ tư – “ông lui về miền Galilê. Ở đó, ngài lập cư tại một thành gọi là Nadarét” (Mt 2,22-23).
Thánh Cả Giuse đã chấp nhận Đức Maria một cách vô điều kiện. Ngài tin vào lời sứ thần đã nói. “Sự cao thượng của tâm hồn Thánh Giuse là ở chỗ những gì ngài học được từ lề luật thì ngài đã sống theo tình bác ái.
Ngày nay, trong thế giới của chúng ta, nơi mà bạo lực tinh thần, ngôn từ và thân xác đối với phụ nữ đã quá rõ ràng, thì Thánh Giuse trở thành hình ảnh của một người đàn ông biết tôn trọng và tinh tế.
Mặc dù không hiểu rõ mọi chuyện, nhưng ngài vẫn quyết định bảo vệ danh thơm tiếng tốt, phẩm giá và cuộc sống của Mẹ Maria. Khi ngài còn do dự không biết nên làm gì, Thiên Chúa đã soi sáng để giúp ngài quyết định”
Con đường thiêng liêng mà Thánh Giuse vạch ra cho chúng ta không phải là con đường giải thích, mà là con đường chấp nhận.
Chắc chắn Thánh Cả Giuse không cam chịu một cách thụ động, nhưng chủ động một cách can đảm và vững vàng.
Trong cuộc sống của chúng ta, việc chấp nhận và đón nhận có thể là một biểu hiện của ơn Sức Mạnh của Chúa Thánh Thần.
Chỉ có Chúa mới có thể ban cho chúng ta sức mạnh cần thiết để chấp nhận cuộc sống như nó vốn thế, với tất cả những mâu thuẫn, nản lòng và thất vọng của nó.
Nếu giai đoạn đầu tiên của mọi chữa lành nội tâm thực sự là chấp nhận lịch sử cá nhân của chúng ta và chấp nhận cả những gì trong cuộc sống mà chúng ta đã không chọn lấy, thì nay chúng ta phải thêm một yếu tố quan trọng khác: lòng can đảm đầy sáng tạo.
Lòng can đảm của Thánh Cả thể hiện đặc biệt trong cách Ngài đối phó với những khó khăn.
Thánh Giuse là người được Chúa chọn để hướng dẫn giai đoạn khởi đầu của lịch sử cứu chuộc. Ngài là “dấu lạ” thực sự mà Chúa dùng để cứu hài nhi Giêsu và mẹ của Người.
Khi đến Bêlem và không tìm được chỗ cho Đức Maria sinh con, Thánh Giuse đã chuẩn bị một cái chuồng bò và làm hết sức có thể để biến nó thành ngôi nhà chào đón Con Thiên Chúa đến thế gian (x. Lc 2, 6-7).
Trước nguy cơ sắp xảy ra là Hêrôđê muốn giết Hài nhi Giêsu, một lần nữa trong giấc mơ, Thánh Giuse đã được báo mộng để bảo vệ Hài nhi, và nửa đêm thức dậy chuẩn bị trốn sang Ai Cập (x. Mt 2,13-14 ).
Phúc Âm không cho chúng ta biết Đức Maria, Thánh Giuse và Hài nhi ở lại Ai Cập bao lâu. Tuy nhiên, chắc chắn các ngài cần phải có cái ăn, có một mái nhà và có việc làm. Chẳng cần phải tưởng tượng nhiều cũng thấy được những khó khăn đó nơi một vùng khách xa lạ.
Thánh Gia đã phải đối mặt với những vấn đề cụ thể như mọi gia đình khác, giống như rất nhiều anh chị em di dân của chúng ta, là những người ngày nay cũng phải liều mạng để thoát khỏi bất hạnh và đói khát.
Thánh Giuse là một người thợ mộc làm việc lương thiện để nuôi sống gia đình. Nơi Thánh Cả, Chúa Giêsu đã học được giá trị, phẩm giá và niềm vui của việc ăn miếng bánh là thành quả lao động của chính mình.
Trong thời đại của chúng ta, khi việc làm một lần nữa trở thành một vấn đề xã hội cấp bách, và tình trạng thất nghiệp đôi khi là trầm trọng, thì mỗi người chúng ta cần ý thức lại để biết quý trọng việc làm đem lại phẩm giá mà Thánh Cả là vị bổn mạng mẫu mực.
Trong mối tương quan với Chúa Giêsu, Thánh Giuse là hình bóng trần gian của Cha trên trời: Ngài trông nom và bảo vệ Chúa Giêsu, không bao giờ để Chúa Giêsu đi một mình.
Mỗi khi thi hành thiên chức làm cha, chúng ta phải luôn nhớ rằng thiên chức ấy không liên quan gì đến sự chiếm hữu, mà là một dấu chỉ hướng đến một tình phụ tử lớn hơn. Một cách nào đó, tất cả chúng ta đều giống như Thánh Cả: là cái bóng của Cha trên trời.
Thánh Cả Giuse quả thực là một gương mẫu về thẩm quyền của người cha và sự vâng lời thánh thiện. Chiêm ngắm sự thinh lặng của thánh Giuse, mỗi người chúng ta hãy cùng cầu nguyện cho Giáo Hội và mỗi người biết nghe Tiếng Chúa giữa những ồn ào, lộn xộn của thế giới này, biết thinh lặng giữa sóng gió và nghịch cảnh của cuộc đời. Dù ít lời mà nhiều tình yêu còn hơn nhiều lời mà không tình yêu. (Nguồn Dòng Tên)
Xem thêm: