Chúng ta đang cùng đếm ngược từng ngày tới Giáng Sinh 25/12/2024 . Mời bạn cùng Filumena tìm hiểu về truyền thống và ý nghĩa của ngày lễ này.
Lễ Giáng Sinh hay còn gọi là Noel nhằm vào ngày thứ hai 25/12 dương lịch (lịch Gregory, đặt theo tên của Giáo hoàng Gregory XII, 1582).
Những hoạt động mở đầu ngày lễ thì đã diễn ra từ ngày hôm trước thứ ba 24/12/2024, gọi là Lễ vọng hay Lễ canh thức, tức là trông đợi ngày lễ chính vào hôm sau.
Ngày lễ Giáng sinh của người theo Chính thống giáo Đông phương (như ở Nga) ứng ngày 07/01 dương lịch. Đây là cách tính theo lịch Julius, đặt theo tên của Julius Cesar, năm 46 trước Công nguyên.
Và công việc chuẩn bị cho ngày Noel thì có thể đã bắt đầu từ nhiều tuần và tháng trước, tùy theo mong ước và điều kiện của mỗi cá nhân và gia đình. Những việc đó có thể là tìm món quà Noel ý nghĩa cho những người thân yêu của mình, hoặc chuẩn bị những đồ trang trí cần thiết để trang trí hang đá Giáng sinh và cây thông Noel.
Noel là tên gọi lễ Giáng sinh trong tiếng Pháp (Noël), có nguồn gốc từ tiếng Latinh nātālis diēs, có nghĩa là “ngày sinh nhật.” Động từ trong tiếng Latinh nāscī có nghĩa là “được sinh ra”.
Từ thế kỷ thứ 12, từ «al Naël Deu» đã được dùng trong phụng vụ để nói về “ngày sinh nhật của Chúa Giê-su”. Tới thế kỷ thứ 14, từ Nöel được dùng rộng rãi để nói về ngày Chúa Giáng sinh và mang thêm các ý nghĩa nữa. Nöel là tiếng kêu vui mừng của cả dân tộc trước một sự kiện trọng đại. Nöel còn được dùng để chỉ những bài hát Thánh ca về mầu nhiệm Thiên Chúa xuống thế làm người.
Noel, lễ Giáng sinh có nguồn gốc Thiên Chúa giáo. Đây là ngày lễ trọng bậc nhất của các tín hữu, kỷ niệm ngày Chúa Giê-su xuống thế làm người vào năm 0, năm khởi đầu dương lịch, cách đây hơn 2000 năm.
Tín hữu được mời gọi suy ngẫm về mầu nhiệm ngôi hai Thiên Chúa xuống thế làm người Emmanuel–Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Đây là hồng ân cứu độ được ban tặng qua việc Chúa Giêsu được sinh ra để chết cho “loài người Chúa thương“.
Ngày lễ Giáng sinh còn là một ngày lễ của gia đình, bạn bè, khi những người thân yêu tụ họp với nhau.
Ngày nay, ngày lễ Giáng sinh đã trở thành một ngày lễ của tất cả mọi người, ngày của Yêu thương và Hy vọng. Rất nhiều người, tuy chưa phải là tín hữu, nhưng cũng chia vui với các tín hữu trong ngày lễ này. Phố phường được trang hoàng lung linh. Người người vui vẻ trao cho nhau nụ cười, niềm vui. Người nghèo khó được giúp đỡ. Lễ Giáng sinh, Noel đã trở thành một ngày lễ phổ quát.
Lễ Giáng Sinh hay còn gọi là Noel 2023 nhằm vào ngày 25/12 dương lịch hàng năm.
Đây là ngày trong năm có đêm dài nhất (ngày Đông Chí) và bắt đầu ngày mặt trời đi lên quỹ đạo cao nhất mang ánh sáng chiếu soi vạn vật. Hội Thánh muốn nhân cơ hội lễ này để xác định Chúa Ki-tô là ‘ánh sáng chiếu soi trong đêm tối’ và là ‘mặt trời công chính soi sáng muôn dân’ (Ga 1,5 ; Lc 1,79).
Giáng sinh là ngày 25 tháng 12. Ngày 24 tháng 12 là Lễ vọng, còn gọi là đêm canh thức chuẩn bị cho Giáng sinh.
Năm 2024, lễ Noel nhằm vào thứ tư, 25/12/2024.
Lễ Giáng sinh 25/12/2024 là lễ buộc. Xin xem danh sách các ngày lễ buộc trong năm phụng vụ 2024 tại đây.
Lễ Giáng sinh không phải là lễ kiêng việc xác. Xin xem danh sách các ngày lễ kiêng việc xác tại đây.
Lễ vọng Giáng sinh 24/12/2024 không phải là lễ buộc. Tuy nhiên, các tín hữu luôn được khuyến khích tới tham dự thánh lễ canh thức mầu nhiệm này. Danh sách các ngày lễ buộc trong năm phụng vụ 2024 tại đây.
Mùa Giáng sinh bắt đầu ngày 25/12 (lễ Giáng sinh bắt đầu từ chiều hôm trước), kết thúc vào lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa 08/01. Như thế mùa Giáng sinh kéo dài khoảng hơn hai tuần.
Mùa Giáng Sinh có tuần bát nhật Giáng Sinh nhưng không được long trọng mừng kính cùng mức độ như tuần bát nhật Phục Sinh, vì các ngày trong tuần bát nhật Phục Sinh đều được mừng như lễ trọng.
Tại Việt Nam, ngày Noel không được tính là ngày nghỉ hưởng lương. Vì thế, vào ngày này thì người lao động và học sinh không được nghỉ làm và nghỉ học.
Nếu cần được nghỉ ngơi hoặc vui chơi với bạn bè, gia đình thì bạn có thể dùng ngày phép của mình để nghỉ.
Tại phương Tây (châu Âu, Mỹ, Canada), Noel là một ngày nghỉ hưởng lương. Trẻ em có cả kỳ nghỉ Noel và năm mới.
Trong lịch Phụng Vụ hiện nay, Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh là 2 ngày lễ trọng có kèm theo Tuần bát nhật.
Tuần Bát nhật Giáng sinh kéo dài từ ngày chính lễ Giáng sinh (25/12) đến Lễ trọng Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa (01/01). Trong tuần này, qua việc đọc lại các trình thuật Tin Mừng thời thơ ấu của Đức Giêsu, tín hữu sẽ có thời gian suy tư về mầu nhiệm nhập thể của con Thiên Chúa.
Ngày thứ 8 của Tuần bát nhật là Lễ Trọng Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Đây là thời điểm thích hợp để tôn kính Mẹ Maria, người đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mầu nhiệm Nhập Thể. Đồng thời tín hữu cũng được mời gọi noi gương đời sống đức tin của Mẹ khi bước vào năm mới theo lịch dân sự. (Xem thêm các ngày lễ kính Đức Mẹ trong năm phụng vụ)
Tuần bát nhật tức là kéo dài ngày lễ cho đến ngày thứ tám. Ngày lễ chính được coi là ngày đầu tiên, 6 ngày tiếp theo được gọi là “các ngày trong Tuần Bát nhật”, và ngày thứ tám được gọi là “ngày cuối Tuần Bát nhật”.
Thực tế là cần nhiều hơn là 1 ngày để chiêm ngắm và cảm nghiệm những gì Thiên Chúa mạc khải trong các mầu nhiệm cao cả được cử hành trong các ngày lễ chính. Tuần Bát nhật là một phương thế giúp các tín hữu có thời gian để ghi khắc vào tâm hồn những mầu nhiệm, niềm vui và ân sủng của các lễ trọng này.
Ngày nay, Lễ Giáng sinh là một ngày lễ của tất cả mọi người dù họ có theo Thiên Chúa giáo hay không. Ở hầu hết các nước phương Tây (châu Âu, Mỹ, Canada), đây là một ngày nghỉ lễ cho tất cả mọi người.
Lễ này có nguồn gốc là ngày lễ Thiên Chúa giáo mừng Chúa Giêsu ra đời vào năm 0, năm khởi đầu dương lịch, cách đây hơn 2000 năm.
Giáo hội Công giáo mừng lễ Chúa giáng sinh vào ngày 25/12. Câu chuyện bắt đầu vào trước đó 9 tháng, vào ngày 25/03, là ngày lễ Sứ thần của Thiên Chúa truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria về biến cố vĩ đại sắp xảy tới.
Sứ thần nói: “Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao“. Và:
Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa
Tin mừng theo Thánh Luca, chương 1, câu 35
Bà Maria đã thưa: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Và Trinh nữ Maria có thai bởi quyền năng Thiên Chúa.
Ông Giu-se, người đã đính hôn với bà, là một người thợ mộc, thuộc dòng dõi vua Đa-vit, một vị vua lẫy lừng của người Do Thái đã được Thiên Chúa tuyển chọn. Ông Giu-se chưa hề chung sống với bà Maria, thấy bà mang thai thì “định tâm bỏ bà cách kín đáo”.
Khi ông đang toan tính như vậy, sứ thần của Thiên Chúa hiện tới báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se, là con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ“. Ông Giu-se tỉnh dậy, liền đón bà Maria về nhà mình.
9 tháng sau, trên đường về quê gốc của người hôn phu là Giu-se do cuộc kiểm tra dân số mà hoàng đế La Mã yêu cầu, bà Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai họa. Điều trùng hợp là nơi bà dừng chân là làng Bê-lem, cũng là nơi sinh và nơi đăng quang của vua Đa-vit. Hai người không tìm được chỗ trọ, nên sau khi sinh con trai, bà Maria lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ cho lừa ăn. Vậy là con Thiên Chúa xuống thế làm người được sinh ra trong hang đá, nơi máng cỏ.
Ở trong vùng đó, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Sứ thần của Thiên Chúa tới bên họ và báo “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ”.
Bỗng có muôn vàn thiên thần cất tiếng hát trên trời rắng:
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”
Tin mừng theo thánh Luca, chương 2, câu 27
Do nguồn gốc Thiên Chúa giáo, ngày lễ Chúa Giáng sinh là một ngày lễ trọng đại của các tín hữu, kỷ niệm ngày Chúa Giê-su xuống thế làm người. Tín hữu được mời gọi suy ngẫm về mầu nhiệm Emmanuel–Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Đây là hồng ân cứu độ được ban tặng qua việc Chúa Giêsu được sinh ra để chết cho “loài người Chúa thương“.
Phụng vụ Mùa Giáng Sinh bắt đầu với Thánh Lễ canh thức Đêm Giáng Sinh và kết thúc với Lễ Chúa Chịu Phép Rửa 08/01. Mùa Giáng Sinh có tuần bát nhật Giáng Sinh.
Ngày lễ Giáng sinh còn là một ngày lễ của gia đình, bạn bè, khi những người thân yêu tụ họp với nhau, cùng nhau làm hang đá Giáng sinh, chuẩn bị cây thông Noel, quây quần bên bữa tiệc Giáng sinh, trao tặng nhau các món quà và tình thương.
Ngày nay, ngày lễ Giáng sinh đã trở thành một ngày lễ của tất cả mọi người, ngày của Yêu thương và Hy vọng. Rất nhiều người, tuy chưa phải là tín hữu, nhưng cũng chia vui với các tín hữu trong ngày lễ này. Phố phường được trang hoàng lung linh. Người người vui vẻ trao cho nhau nụ cười, niềm vui. Người nghèo khó được giúp đỡ. Lễ Chúa Giáng sinh đã trở thành một ngày lễ phổ quát.
Tín hữu Thiên Chúa giáo thường trang trí hang đá và máng cỏ Giáng sinh, và đặt những tượng nhỏ các nhân vật như tượng Chúa Hài đồng mới sinh, Đức Mẹ Maria, Thánh Giu-se và những người chăn cừu tới chiêm ngưỡng. Việc trang trí này là để miêu tả khung cảnh Chúa Giê-su chào đời được đặt nằm trong máng cỏ nơi hang đá.
Đặc biệt, máng cỏ là cái cho ăn. Việc Chúa Giê-su được đặt trong máng cỏ tượng trưng cho việc Người tới thế gian để trở thành “của ăn” cho nhân loại: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy” (Tin mừng theo Thánh Mat-thêu, chương 26, câu 26).
Thêm vào đó, các tín hữu còn có truyền thống trang trí một cây xanh tươi vào dịp Noel. Ở phương Tây, mọi người thường trang trí cây thông Noel. Ở Ấn Độ, người ta trang trí một cây xoài hay cây tre. Ở Việt Nam, theo truyền thống Công giáo, mọi người thường trang trí cây thông Noel.
Cây thông Noel xanh tươi giữa một mùa đông lạnh lẽo có ý nghĩa gợi nhớ các tín hữu về niềm hy vọng và một sự sống đời đời mà nhờ Chúa Giê-su xuống thế làm người và chịu chết mới có được.
Theo lịch phụng vụ Công giáo, Lễ Giáng sinh là một lễ trọng và lễ buộc, tức là người tín hữu cần thu xếp mọi việc để tới tham dự Thánh lễ.
Ở châu Âu, mọi người tặng quà Noel cho nhau vào đêm 24/12 trước lễ Giáng sinh. Ở Bắc Mỹ, quà Noel thường được tặng vào buổi sáng ngày Noel.
Ngày nay, hình ảnh ông già Noel trèo qua ống khói đi phát quà Noel cho trẻ em là một hình ảnh quen thuộc trong văn hóa phương Tây và ở cả Việt Nam.
Các gia đình thường quây quần bên nhau trong một bữa tiệc. Mọi người cũng thường mời bạn bè, người thân tới cùng chung vui. Mọi người sẽ tặng nhau những món quà nhỏ, nói lời chúc mừng và chia sẻ với nhau những giây phút ấm áp trong tình thương mến.
Filumena xin kính chúc quý vị và các bạn một mùa Giáng sinh an lành!!!