Mùa Chay 2025 kéo dài 40 ngày, bắt đầu từ thứ Tư Lễ Tro (05/03/2025) và kết thúc trước thánh lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh (17/04/2025). Mùa Chay nhằm chuẩn bị cử hành lễ Vượt Qua.
Mùa Chay kéo dài 40 ngày. Lịch Mùa Chay 2025 bắt đầu từ thứ Tư Lễ Tro (05/03/2025) và kết thúc trước thánh lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh (17/04/2025).
Trong Mùa Chay, người tín hữu cần làm 4 việc sau: sám hối, ăn chay hãm mình, cầu nguyện và làm các việc bác ái.
Qua việc chay tịnh, con người khiêm nhường nhìn nhận việc mình lệ thuộc Thiên Chúa. Chính lúc không sử dụng lương thực Chúa ban, con người mới cảm nghiệm được tính cách bấp bênh của sức lực chính mình.
Hơn nữa, giữ chay giúp hướng chúng ta tới việc cầu nguyện và chiêm niệm. Đồng thời, thông qua việc thực lòng nhìn nhận tính cách hư vô của mình, con người khẩn cầu Chúa tha thứ. Đây là một phương cách giúp chúng ta đền tội. (xem thêm)
Người Công giáo phải giữ chay và kiêng thịt vào hai ngày thứ Tư Lễ Tro và ngày thứ Sáu Tuần Thánh (x. GL 1251, Nguồn TGP Sài Gòn và lịch giữ chay Công giáo)
Việc chay tịnh của Hội Thánh vào hai ngày này nói lên ý muốn đền tội và từ bỏ tội lỗi và đó cũng là một sự chuẩn bị để mừng lễ Phục Sinh.
Tro là biểu tượng của Mùa Chay, biểu hiện sự ăn năn, hoán cải, là dấu chỉ của sự đổi mới bên trong thông qua một dấu hiệu bên ngoài.
Trong phụng vụ, việc xức tro mang ý nghĩa thiêng liêng và là dấu chỉ quan trọng của việc hoán cải và canh tân nội tâm. Giáo hội nhắc nhở tín hữu về sự yếu đuối và cái chết do tội lỗi của phận người: “Hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về bụi tro” (x. St 3,19).
Sâu xa hơn nữa, nghi thức xức tro còn gợi lại sứ điệp đầu tiên của Chúa Giêsu: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15) (HDGM Việt Nam).
Ngày thứ Tư Lễ Tro, tín hữu được nhắc nhớ và ý thức về thân phận thụ tạo tội lỗi của mình. Khi nhận tro rắc lên đầu, tín hữu được nhắc rằng mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro.
Vào chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh, Giáo hội cử hành Thánh lễ tưởng niệm bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu. Thánh lễ này để nhắc nhớ việc Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể.
Thánh lễ này khai mạc Tam Nhật Vượt Qua.
Con số 40 đã được nhiều lần nhắc tới trong Cựu Ước. Trận lụt Đại Hồng Thủy kéo dài 40 đêm ngày (St 7). Ông Mô-sê đã ở trên núi Xi-nai 40 ngày đêm (Xh 34,28). Và dân Do Thái đi trong sa mạc ròng rã 40 năm để tiến về Đất Hứa (Ds 14,33; 32,13).
Trước khi bắt đầu rao giảng ơn cứu độ, Chúa Giêsu đã có cuộc chay tịnh 40 đêm ngày trong hoang mạc (Mt 4,2; Lc 4,1-2).
Chính vì vậy, người Công giáo học theo thầy Giêsu giữ chay trong 40 ngày để chuẩn bị mừng Lễ Vượt Qua của Đức Kitô.
Mùa Chay là mùa sám hối và cầu nguyện đặc biệt để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô. Đây là thời điểm mỗi tín hữu can đảm và khiêm tốn nhìn nhận những lỗi lầm mình đã phạm, nhớ lại hoặc dọn mình lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy.
Đây cũng là thời điểm để tín hữu thực hành ăn chay hãm mình, làm các việc bác ái và cầu nguyện nhằm vun đắp mối tương quan với bản thân, với tha nhân và với Thiên Chúa (TGP Hà Nội).
Mùa Chay còn là mùa chuẩn bị cho anh chị em dự tòng đón nhận sự sống thiêng liêng nhờ việc sống tinh thần của Bí tích Rửa Tội. Phụng vụ Mùa Chay giúp các dự tòng và các tín hữu cử hành mầu nhiệm Vượt Qua. Các dự tòng được chuẩn bị qua những giai đoạn khác nhau của việc nhập đạo. Còn các tín hữu thì cử hành mầu nhiệm qua việc tưởng niệm bí tích Thánh Tẩy và việc sám hối.
Đối với người Công Giáo, chay tịnh là một trong ba hành vi được khuyên làm nhiều nhất, cùng với việc cầu nguyện và bố thí. Ba hành vi này làm nên sự trưởng thành tâm linh của người tín hữu. Đây là những việc làm góp phần nuôi dưỡng và làm mới lại mối tương quan với chính mình (giữ chay), mối tương quan với tha nhân (bố thí) và mối tương quan với Thiên Chúa (cầu nguyện) (TGP Hà Nội).
Việc chay tịnh bao gồm nhịn ăn (jejunium) và kiêng ăn (abstinentia) mà chúng ta quen gọi là “ăn chay” và “kiêng thịt” (TGP Sài Gòn).
Việc giữ chay, hay ăn chay kiêng thịt của người Công giáo có những mục đích sau:
Xem thêm: