Thứ 6 Tuần Thánh ngày 29/03/2024, người Kitô hữu cử hành Tình yêu cho đến cùng của Thiên Chúa. Chúng ta cử hành “sự tự hủy” (kénose) của Thiên Chúa, sự tự hạ của Ngài cho đến chết trên thập giá để kết hợp với con người.
Trong cử chỉ khiêm nhường triệt để này, vốn đảo ngược cái nhìn của ngoại giáo về một vị thần thống trị, các Kitô hữu đón nhạn mạc khải về một Thiên Chúa chỉ là tình yêu. (HDGM Việt Nam).
Trong ngày này, chúng ta bước theo Chúa Kitô trong cuộc Thương khó của Ngài. Chúng ta cùng nhau đọc lại trình thuật về việc Ngài bị bắt, bị kết án, đánh đòn và hành hình. Chúng ta có nghi thức suy tôn Thánh giá.
Việc đi Đàng Thánh Giá cũng là một thực hành phổ biến trên toàn thế giới. Đàng Thánh Giá diễn ra vào chiều thứ Sáu, diễn tả lại 14 chặng theo chân Chúa Kitô.
Thứ 6 Tuần Thánh 2024 nhằm vào ngày 29/03.
Thứ 6 Tuần Thánh là một ngày buộc giữ chay và kiêng thịt.
Thứ 6 Tuần Thánh không có lễ mà chỉ có nghi thức suy tôn Thánh giá. Trong nghi thức này có đọc bài tường thuật cuôc Thương Khó của Chúa Giêsu theo thánh Gio-an.
Thứ sáu Tuần Thánh giáo dân có thể rước lễ trong nghi thức tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa. Tuy nhiên, có thể đưa Mình Thánh bất cứ giờ nào cho những bệnh nhân không tham dự nghi thức được.
Thứ 6 Tuần Thánh là một ngày lễ trọng, nhưng không phải là ngày lễ buộc kiêng việc xác.
Ba ngày thứ năm, thứ sáu và thứ bảy trong Tuần Thánh, được gọi là Tam nhật Thánh (Easter Triduum) hay Tam nhật Vượt Qua. Ba ngày này làm nên trọng tâm của tất cả Năm Phụng vụ.
Lần lượt, các Kitô hữu tưởng niệm bữa tiệc ly của Chúa Giêsu với các môn đệ vào ngày thứ năm, việc Ngài bị bắt, bị đóng đinh vào ngày thứ sáu và được mai táng trong mồ vào ngày thứ bảy. Sau đó là việc Ngài phục sinh từ cõi chết vào Chúa nhật (TGP Sài Gòn).
Đối với Giáo hội Công giáo, đó là một tuần quan trọng kể từ khi kỷ niệm Cuộc Khổ nạn, Tử nạn và Phục sinh của Đức Kitô.
Cùng nghe Đức Giám mục Phụ tá TGP Sài Gòn Giu-se Bùi Công Trác giải thích ý nghĩa Tuần thánh và Tam nhật Vượt Qua: